Đặc tính và ứng ứng dụng gỗ gụ?

1. Cây gỗ gụ là gì?

Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis  là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,…
Gỗ gụ là sản thành phẩm của việc khai thác, xẻ gỗ thành từng khối, tấm theo mục đích bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

2. Đặc điểm cây gỗ gụ:

- Thân cây 

Gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn, cây trưởng thành có độ cao phổ biến từ 20 – 30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình  không quá lớn như chò chỉ và ở mức đường kính 0,6-0.8m, có những cây phát triển lớn hơn 1m. Chất lượng gỗ rất tốt, không bị mối mọt, mục,….
Thân cây thẳng, dài, ít nhánh nên rất được ưa chuộng làm các đồ nội thất lớn và cao cấp.

- Lá


(Hình ảnh lá và quả gụ)


Là cây gụ kép lông chim một lần, chẵn; là chét 4-5 đôi hình bầu dục, dài 6 – 12cm, rộng 3,5 – 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét dài khoảng 5mm.

Lá bắn hình tam giác, dài 5 – 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15 cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung; vòi cong, dài 10-15mm, nhẵn, núm hình đầu.

- Quả:

Quả đậu, hình gần tròn hay bầu dục rộng, dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt.

Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả chính vào tháng 7-9, tái sinh bằng hạt.

3. Gỗ gụ thuộc nhóm mấy?

Theo danh mục thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18 – HĐBT ngày 17/1/1992 của hội đồng bộ trưởng thì loại cây gụ thuộc nhóm I cùng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: Cẩm lai, lát hoa, gõ,….

4. Cách nhận biết:

Trên thị trường có rất nhiều xưởng gỗ làm giả loại gỗ cao cấp và đắt giá này. Bạn sẽ cần phải lưu ý những thông tin dưới đây để lựa chọn gỗ chuẩn và tốt nhất.


- Cách nhận biết gỗ gụ


Gỗ gụ thuộc loại gỗ quý hiếm do có tỉ trọng lớn nên rất nặng và chắc chính vì vậy được xếp vào nhóm I. Và loại gỗ này cũng có những đặc điểm riêng dễ nhận biết như:

  • Về màu sắc: Gỗ gụ bình thường có màu vàng khi mới khai thác, già hoặc để lâu thường có mầu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây.
  • Về độ nặng: Gỗ này rất nặng do có tỉ trọng lớn, nặng hơn khá nhiều so với các loại gỗ thông thường.
  • Về mùi: Có mùi hơi chua nhưng không hăng khi đưa lên mũi ngửi.
*Lưu ý khi mua gỗ gụ chúng ta nên mua chúng ở dạng thô để có thể dễ dàng nhận biết, tránh mua khi đã sơn, đánh vecni để nhận biết gỗ thật giả tốt và dễ dàng hơn.

- Phân bố

Trong tự nhiên, gụ phát triển tại các vùng rừng rậm nhiệt đới thướng xanh, loại cây này khá kén vùng phát triển như nơi mưa ẩm, độ cao không quá 700m so với mực nước biển, có tầng đất dày và không bị úng sau mưa lũ,….

Hiện nay loại cây này phát triển ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Phi,… còn lại rất ít và tận sâu trong rừng già.

Ngoài ra hiện nay cây gỗ gụ cũng được trồng tái sinh và trồng công nghiệp tại nhiều tỉnh tại Việt Nam và Lào với giá bán cây giống phổ biến ở mức 3 – 10.000 đồng/1cây giống tùy số lượng mua nhiều hay ít.

- Phân loại

Hiện nay gỗ gụ được phân loại không phải dựa trên khoa học mà dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền là chính và chúng được phân loại như sau:

  • Gụ ta: Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.
  • Gụ mật: Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lại và Lào.
  • Gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại.
  • Gụ Nam Phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.

5. Ứng dụng:

Cây gỗ gụ có thể sử dụng đa công năng. Nó thường được sử dụng làm đồ nội thất, sàn,...

- Gỗ gụ có tốt không

Đây là một trong những loại gỗ vô cùng quý hiếm và chất lượng vào dạng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam, chính vì vậy nếu bạn có phân vân về loại gỗ này có tốt không thì không cần bàn tới vì nó quá hoàn hảo cho một loại gỗ cao cấp.

- Truyền thống

Khi công nghệ chưa phát triển, gỗ gụ có rất ít ứng dụng như: Vỏ làm thuốc nhuộm lưới đánh cá, nhộm quần áo, gỗ làm cột nhà, cột đình chùa,thuyền…. Trong tự nhiên hoa gụ còn có tác dụng làm nguồn mật tốt cho các loại ong rừng, ong nuôi.

- Hiện đại

Với công nghệ chế biến gỗ cao cấp như hiện nay, gỗ gụ được tận dụng tối đa trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau đặc biệt là xây dựng và thiết kế nội thất như: Bàn thờ, bàn làm việc, bàn ăn, giường ngủ, ghế, kệ tivi, sập, tủ chè, tay cầm cầu thang, cột nhà, xà nhà, nhà sàn cao cấp,…

- Sử dụng và bảo quản



Gụ là một loại gỗ chất lượng cao thuộc vào dạng quý hiếm, không bị mối mọt, mục,…. Tuy vậy bạn cũng không thể dựa vào những yếu tố đó mà lơ là bảo quản chúng. Để các thành phẩm từ gụ được sáng bóng và trường tồn với thời gian chúng ta vẫn cần một số lưu ý sau:
  • Tránh và đập các vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt gỗ có thể gây xước,…
  • Tránh để gỗ nơi ẩm thấp như cạnh nhà phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bị dột khi mưa,….
  • Nên lau chùi gỗ thường xuyên để gỗ sáng bóng.
  • Chỉ cần với những lưu ý trên rất đơn giản, bạn đã có thể sử dụng các sản phẩm từ gỗ gụ bền vững với thời gian mà không cần lo lắng gì cả.

 

Các tin khác

Gỗ lim là gì? So sánh gỗ lim xẹt, lim xanh, lim Lào, lim Nam Phi

Gỗ lim là gì? So sánh gỗ lim xẹt, lim xanh, lim Lào, lim Nam Phi

Gỗ lim là một loại gỗ rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày khi các đồ nội thất cao cấp thường sử dụng loại gỗ này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về đặc điểm nhận dạng cây, sinh thái, phân bố, ứng dụng và giá bán loại gỗ này
Đặc tính gỗ MDF

Đặc tính gỗ MDF

Được xem như một trong những phát minh tuyệt vời của thế kỉ XX, MDF ra đời mang lại giải pháp cứu cánh trước sự khủng hoảng của gỗ tự nhiên. MDF không chỉ có khả năng thay thế các dòng gỗ truyền thống mà còn được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, nhất là nội thất – kiến trúc. Vậy, gỗ MDF là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây, đồng thời chiêm ngưỡng một số mã màu và bảng giá mới nhất của MDF tính đến thời điểm hiện tại nhé.
Đặc tính và ứng dụng gỗ Laminate

Đặc tính và ứng dụng gỗ Laminate

Ngày nay, dưới sức ép của nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, con người có xu hướng tìm đến các vật liệu công nghiệp có khả năng mô phỏng chúng gần như hoàn hảo, trong đó có laminate. Sự xuất hiện của laminate không chỉ tạo nên cơn sốt bởi tính 
Đặc tính và ứng dụng của Veneer trong thiết kế thi công nội thất

Đặc tính và ứng dụng của Veneer trong thiết kế thi công nội thất

Bên cạnh Laminate, veneer cũng là một trong những vật liệu bề mặt không chỉ được các đơn vị tư vấn thiết kế ưa chuộng mà còn chiếm được sự yêu mến của các gia chủ hiện đại. Tuy nhiên, nếu không phải khách hàng nào cũng có kiến thức am hiểu về dạng vật liệu này dẫn đến tình trạng nhầm lẫn về mẫu mã, chất lượng không đảm bảo trong quá trình thi công.
Gỗ muồng đen (chiu liu), đặc tính và ứng dụng?

Gỗ muồng đen (chiu liu), đặc tính và ứng dụng?

Muồng đen còn có tên gọi khác là muồng xiêm, chiu liu, tên khoa học là senna siamea và cũng như các loại cây khác như chò chỉ, gỗ gụ đều thuộc họ đậu và là những cây gỗ tự nhiên rất có giá trị trong xây dựng, kiến trúc và đồ nội thất.