Đặc tính và ứng dụng gỗ táu mật?

Đặc điểm

Thân cây

Thân cây táu tròn, to, thẳng đứng và độ cao trung bình khi trưởng thành trong điều kiện tự nhiên là 30-35m, có vỏ màu xám và càng đậm và xù xì khi cây già.


Gỗ táu


Gỗ táu khi tươi có màu nâu nhạt, để khô lâu ngày sẽ có màu xám đen. Thân gỗ thuộc loại siêu cứng có tỉ trọng 0,984, lực kéo ngang thớ là 32kg/cm2, nén dọc thớ 679kg/cm2, lực oằn 1,752kg/cm2, thớ gỗ nhỏ, mịn và không bị mối mọt, mục trong các điều kiện bình thường.






Là táu có hình thuôn dài 15 – 20cm, rộng 5 -6cm tùy theo giai đoạn phát triển của cây và độ phù hợp của đất. Đầu lá hơi bị lệch về một bên, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới là có lông, ngoài ra gân bên của lá có 19 đôi, cuống lá từ 1,3 – 1,5cm.

Tập tính

Đây thuộc một loại cây ưa sáng chính vì vậy thường phát triển ở tầng rừng cao, sinh trưởng tương đối chậm, đất phù hợp với táu là đất pha sét, tầng đất dày, có nhiều mùm dạng rừng nguyên sinh. Mùa ra hoa của cây từ tháng 5 – tháng 8, kết quả vào tháng 11 – 12, cây tái sinh mạnh dưới tán rừng dày nhiều mùn.

Phân bố

Hiện nay táu mật phân bố chủ yếu tại các tỉnh vùng núi cao có các đặc điểm chất đất, khí hậu phù hợp như: Yên bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là chủ yếu, ngoài ra loại cây này cũng phát triển lác đác tại các khu vực rừng già, rừng trồng tái sinh, nông trường của nhiều tỉnh thành, khu vực rừng rải rác trên cả nước.

Ứng dụng

Với đặc điểm gỗ rất cứng, không cong vênh mối mọt, mục trong quá trình sử dụng ở điều kiện bình thường, mà khi càng sử dụng gỗ càng bóng, đẹp. Chính vì vậy thời xưa loại gỗ này dùng để làm cột chống, đóng thuyền,…. Hiện nay với loại gỗ quý này được ứng dụng để thiết kế nội thất với ứng dụng làm tủ, sập, bàn ghế, đồ thờ cúng cao cấp mang lại giá trị thẩm mỹ và chất lượng cực, được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao.

Khai thác và bảo quản

Khai thác

Hiện nay táu mật trong rừng tự nhiên bị khai thác khá nghiêm trọng và do đặc thù cây phát triển chậm chính vì vậy nếu với tốc độ khai thác quá nhanh, sau nhiều năm nữa chúng ta sẽ rất khan hiếm gỗ này trong tự nhiên.

Đối với gỗ trồng thì do đặc thù cây phát triển nhanh hơn do được chăm sóc và khai thác sớm lấy lợi nhuận, chính vì vậy chất lượng gỗ không bằng được táu trong rừng tự nhiên.

Bảo quản

Cũng giống với đặc trưng của nhiều loại gỗ tự nhiên khác, gỗ táu rất bền với môi trường, chịu được thời tiết ẩm ướt hay nóng, chịu chôn vùi, mối mọt, mục,…

Nhưng lưu ý không để gỗ ngoài trời nắng mưa quá lâu sẽ dễ dẫn đến gỗ bị nứt, giòn hơn và giảm chất lượng của gỗ về lâu dài.

Trong quá trình sử dụng, thường xuyên lau bụi bẩn trên bề mặt gỗ bằng vải mềm sẽ giúp gỗ luôn sáng bóng và đẹp trường tồn với thời gian.

Các tin khác

Gỗ lim là gì? So sánh gỗ lim xẹt, lim xanh, lim Lào, lim Nam Phi

Gỗ lim là gì? So sánh gỗ lim xẹt, lim xanh, lim Lào, lim Nam Phi

Gỗ lim là một loại gỗ rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày khi các đồ nội thất cao cấp thường sử dụng loại gỗ này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về đặc điểm nhận dạng cây, sinh thái, phân bố, ứng dụng và giá bán loại gỗ này
Đặc tính gỗ MDF

Đặc tính gỗ MDF

Được xem như một trong những phát minh tuyệt vời của thế kỉ XX, MDF ra đời mang lại giải pháp cứu cánh trước sự khủng hoảng của gỗ tự nhiên. MDF không chỉ có khả năng thay thế các dòng gỗ truyền thống mà còn được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, nhất là nội thất – kiến trúc. Vậy, gỗ MDF là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây, đồng thời chiêm ngưỡng một số mã màu và bảng giá mới nhất của MDF tính đến thời điểm hiện tại nhé.
Đặc tính và ứng dụng gỗ Laminate

Đặc tính và ứng dụng gỗ Laminate

Ngày nay, dưới sức ép của nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, con người có xu hướng tìm đến các vật liệu công nghiệp có khả năng mô phỏng chúng gần như hoàn hảo, trong đó có laminate. Sự xuất hiện của laminate không chỉ tạo nên cơn sốt bởi tính 
Đặc tính và ứng dụng của Veneer trong thiết kế thi công nội thất

Đặc tính và ứng dụng của Veneer trong thiết kế thi công nội thất

Bên cạnh Laminate, veneer cũng là một trong những vật liệu bề mặt không chỉ được các đơn vị tư vấn thiết kế ưa chuộng mà còn chiếm được sự yêu mến của các gia chủ hiện đại. Tuy nhiên, nếu không phải khách hàng nào cũng có kiến thức am hiểu về dạng vật liệu này dẫn đến tình trạng nhầm lẫn về mẫu mã, chất lượng không đảm bảo trong quá trình thi công.
Đặc tính và ứng ứng dụng gỗ gụ?

Đặc tính và ứng ứng dụng gỗ gụ?

Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis  là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,…
Gỗ gụ là sản thành phẩm của việc khai thác, xẻ gỗ thành từng khối, tấm theo mục đích bảo quản, vận chuyển và sử dụng.